VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN

I: Đường hô hấp trên gồm mũi, xoang mũi, thanh quản, khí quản.

Thú khỏe không có nước mũi, đôi khi có ít nước mũi lỏng, trong hay dùng lưỡi liếm. Khi nước mũi chảy nhiều là triệu chứng của bệnh, do tổn thương tổ chức trên đường hô hấp, niêm mạc đường hô hấp tiết ra nhiều dịch nhầy, những mảnh tế bào thượng bì bị bông tróc ra những cục mủ làm cho lượng dịch nhiều. 

- Lượng nước mũi : Nhiều trong bệnh cảm cúm, bệnh cấp tính như viêm mũi cấp tính, tị thư cấp tính... do niêm mạc phản ứng mạnh thì dịch mũi nhiều.

- Lượng nước mũi : Ít trong bệnh mãn tính thì nước mũi thường ít như viêm phế quản mãn tính, viêm phổi mãn tính, lao, tị thương mãn tính,...

a/ Độ nhầy nước mũi tùy theo thành phần là chất nhầy, mủ hay những mảnh tổ chức,, mà độ nhầy nước mũi khác nhau.

- nước mũi trong suốt, loãng, không màu thấy trong giai đoạn đầu viêm cấp tính.

- Nước mũi đục, nhầy, có mủ thường do viêm thanh quản, viêm đường hô hấp trên lâu ngày làm tế bào thượng bì tróc ra và có bạch cầu lẫn vào.

- Viêm phổi hóa mủ, viêm phổi hoại thư, hoại thư đường hô hấp trên nước mũi đặc như mủ, có những mảnh tổ chức thối rửa.

b/ Màu của nước mũi

- Nếu chỉ có tương dịch thì không màu

- Nếu có lẫn mủ thì màu xanh, vàng, có khi màu tro

- Nếu lẫn máu màu đỏ tươi là do chảy máu trên đường hô hấp

- Nếu có rỉ sắt là triệu chứng của bệnh viêm phổi thủy lớn ở giai đoạn hóa gan đỏ

Giai đoạn đầu của viêm thường nước mũi trong, còn thời kỳ cuối thường là nước mũi đặc lại màu vàng nhạt hay vàng xanh. 

c/  Mùi nước mũi

Tùy theo bệnh mà nước mũi có mùi khác nhau

- Phổi bị hoại thư thì mùi rất thối

- Thú bị cetone huyết thì mùi axeton

- Thú bị ure huyết thì mùi nước tiểu.

Nếu nước mũi chảy một bên thì do viêm một bên mũi. Nếu chảy cả 2 bên mũi thì có thể bị bệnh ở cả 2 bên mũi hay 2 bên xoang, hay là do bệnh ở đường hô hấp trên hoặc bệnh ở phổi. Nếu trong dịch mũi có lẫn bọt khí thì do phổi bị thủy thũng, bị xuất huyết. Trong nước mũi có thức ăn, nước bọt là do liệt thanh quản hay do thú nôn có khi thức ăn tràn qua lẫn vào.

d/ Những rối loạn triệu chứng của bệnh ;

- Hít vào kéo dài : Dài hơn thời gian thở ra hay dài hơn thời gian hít vào bình thường. Thường do những bệnh làm hẹp đường hô hấp trên làm cho không khí vào phổi khó, viêm niêm mạc mũi, viêm xoang, viêm thanh khí quản.

- Thở ra kéo dài: Do khí trong phổi ra ngoài khó khăn. Gặp khi thú bị viêm phế quản nhỏ làm lòng phế quản hay hẹp hay phổi bị khí thũng mãn tính làm giảm đàn tính của phế nang.

- Thở ngắt quảng: là do do động tác hít vào thở ra không liên tục bị ngắt quảng thành những động tác hô hấp nhỏ. Thường do viêm màng phổi, thành ngực đau, viêm màng não, viêm phế quản nhỏ, phổi khí thũng.

- Hít vào khó : Thua bị viêm thanh khí quản, liệt thanh quản, thủy thũng, hoặc những cơ quan lân cận bị viêm sung to chèn ép khí quản gây nên.

Biểu hiện là thú hít vào cổ vươn dài, mũi mở rộng, 4 chân dang rộng, lưng cong, ngực phồng lên, tần số hô hấp giảm, ngồi thở nghe tiếng nghẹt khi vật hít vào kéo dài.

-Thở ra khó : Chủ yếu do phế quản nhỏ bị viêm sưng hoặc những chất thẩm xuất động lại làm lỏng phế quản hẹp hoặc do phổi mất đàn tính 

Biểu hiện thở ra kéo dài có khi phải ngắt 2 lần lúc thở ra bụng hóp lại cung sườn nổi lên, lưng cong, hậu môn lồi ra.

II: HO

Ho là một phản xạ có tính chất bảo vệ vô điều kiện nhằm tống vật lạ như dịch thẩm xuất, vi trùng, bụi bẩn... Điểm nhận cảm ở niêm mạc đường hô hấp, trung khu ho ở hành tủy. Niêm mạc thanh quản rất mẫn cảm, hơi bị kích thích là sinh ra ho.

 Thú khỏe khi thở 2 bên vùng ngực hoạt động đều đặn và rõ ràng. Nếu thú thở mà lồng ngực co dãn không rõ có thể do phổi bị khí thũng hay viêm màng phổi, viêm phế quản nhỏ. Nếu chỉ có 1 bên lồng ngực hoạt động rõ thì có thể bên phổi kia bị bệnh viêm màng phổi, phổi xẹp hay tắt phế quản hoặc viêm cơ liên sườn và xem vùng ngực có bị tổn thương hay không. 

 Khi phổi có bệnh, tổ chức có những thay đổi bệnh lý và lúc gõ vào vùng phổi cơ thể có nhưng âm bệnh lý như: âm đục, âm bùng hơi, âm hộp, âm kim khi hoặc âm bình rạn.

III: ĐỜM

Đờm là chất tiết của đường hô hấp khi bệnh, có khi lẫn thức ăn , vi trùng. 

 

 

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0979646072
tin-tuc